Tin trong nước

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ở Tây Nguyên

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ở Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.

Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương

Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương

Quản lý và giám sát một số đối tượng như tàu biển, giàn khoan, công trình biển,… góp phần quan trọng trong việc giải quyết các thách thức về công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh của Việt Nam trên Biển Đông. Trong bối cảnh đó, ảnh VNREDSat-1 kết hợp với thông tin từ nhiều nguồn khác sẽ hỗ trợ kịp thời công tác quản lý, giám sát các đối tượng mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và hiện trạng công nghệ viễn thám vệ tinh tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học thuộc Cục B42, Tổng Cục V, Bộ Công An do đồng chí Nguyễn Văn Bình chủ trì đã triển khai thực hiện thành công đề tài VT/UD-06/14-15 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ vũ trụ “Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương và phục vụ công tác đảm bảo ANQG (thử nghiệm tại cảng Sài Gòn và đảo Phú Quốc)” (thời gian thực hiện từ tháng 1/2014 - 6/2016).

Phân tích, đánh giá và giám sát chất lượng nước ven bờ bằng tư liệu viễn thám

Phân tích, đánh giá và giám sát chất lượng nước ven bờ bằng tư liệu viễn thám

Hiện nay môi trường nước vùng cửa sông ven bờ bị tác động rất mạnh bởi các hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, phát triển cảng biển, mở rộng đô thị, nuôi trồng thủy sản, cũng như bởi biến đổi khí hậu. Các vùng biển mở, do chế độ động lực mạnh, đã đưa các chất gây ô nhiễm từ nơi khác đến tích tụ, gây ra suy thoái môi trường nước. Để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển cần phải có các công cụ quan trắc, đánh giá nhanh và có hiệu quả hiện trạng và biến động môi trường nước vùng ven bờ.

Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và thông tin địa lý quân sự, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và bảo đảm địa hình ngoài lãnh thổ

Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và thông tin địa lý quân sự, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và bảo đảm địa hình ngoài lãnh thổ

Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và thông tin địa lý quân sự, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và bảo đảm địa hình ngoài lãnh thổ

Nghiên cứu làm chủ quy trình công nghệ điều khiển vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất

Nghiên cứu làm chủ quy trình công nghệ điều khiển vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất

VNREDSat-1 là hệ thống vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam. Làm chủ quy trình điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ, cũng như đề xuất các quy định về vận hành và khai thác an toàn, hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1 là lĩnh vực hoàn toàn mới. Đề tài “Nghiên cứu làm chủ quy trình công nghệ điều khiển vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và đề xuất các quy định về vận hành và khai thác an toàn, hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1” (thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ vũ trụ) do TS. Phạm Minh Tuấn, Viện Công nghệ vũ trụ làm chủ nhiệm, thực hiện trong giai đoạn 2012-2015 nhằm phục vụ trực tiếp thực tế vận hành, khai thác hệ thống, và cung cấp cơ sở để xây dựng các quy trình vận hành, khai thác các hệ thống vệ tinh quan sát trái đất sau này của Việt Nam.