Hội thảo quốc tế Sử dụng Đất và phát thải ở Nam Á và Đông Nam Á 2016
Tự hào và vui mừng khi lần đầu tiên được chọn làm đơn vị đồng tổ chức, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (TTVTQG) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước như: Viện Nghiên cứu quốc gia về Môi trường (NIES) – Nhật Bản; Tổ chức Quan sát toàn cầu về rừng và lớp phủ (GOFC-GOLD); Đại học Maryland; Tổ chức Hệ thống thay đổi toàn cầu phục vụ phân tích, nghiên cứu và đào tạo (START); Tổ chức Sáng kiến nghiên cứu Nam/Đông Nam Á (SARI); Đại học bang Michigan (MSU); Đại học Bách Khoa TP.HCM; Đại học Quốc gia TP.HCM; và Đại học Công nghệ – ĐHQGHN cùng tổ chức Hội thảo quốc tế về Sử dụng đất và khí thải ở Đông/Đông Nam Á với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng sẵn có, tiềm năng và giới hạn của các nguồn dữ liệu và các phương pháp khác nhau phục vụ lập bản đồ, lượng hóa và giám sát sử dụng đất bao gồm cả các tác động tới môi trường không khí. Hội thảo diễn ra trong 3 ngày từ 17 đến 19/10/2016 tại TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Ứng dụng công nghệ vệ tinh Miền Nam đại diện TTVTQG làm đầu mối tham gia tổ chức hội thảo quốc tế lần này. (07/03/2017)
Tự hào và vui mừng khi lần đầu tiên được chọn làm đơn vị đồng tổ chức, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (TTVTQG) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước như: Viện Nghiên cứu quốc gia về Môi trường (NIES) – Nhật Bản; Tổ chức Quan sát toàn cầu về rừng và lớp phủ (GOFC-GOLD); Đại học Maryland; Tổ chức Hệ thống thay đổi toàn cầu phục vụ phân tích, nghiên cứu và đào tạo (START); Tổ chức Sáng kiến nghiên cứu Nam/Đông Nam Á (SARI); Đại học bang Michigan (MSU); Đại học Bách Khoa TP.HCM; Đại học Quốc gia TP.HCM; và Đại học Công nghệ – ĐHQGHN cùng tổ chức Hội thảo quốc tế về Sử dụng đất và khí thải ở Đông/Đông Nam Á với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng sẵn có, tiềm năng và giới hạn của các nguồn dữ liệu và các phương pháp khác nhau phục vụ lập bản đồ, lượng hóa và giám sát sử dụng đất bao gồm cả các tác động tới môi trường không khí. Hội thảo diễn ra trong 3 ngày từ 17 đến 19/10/2016 tại TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Ứng dụng công nghệ vệ tinh Miền Nam đại diện TTVTQG làm đầu mối tham gia tổ chức hội thảo quốc tế lần này.
Chủ đề của hội thảo hướng tới vấn đề nóng hiện nay về Quản lý sử dụng đất, được ghi nhận như là một chủ đề quan trọng đối với các nước Nam và Đông Nam Á với nhiều lý do khác nhau. Một trong số đó là cách thức sử dụng đất góp phần phát thải khí nhà kính. Tại hội nghị gần đây về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc giữa các bên (COP21) diễn ra tại Paris, Pháp vào tháng 12 năm 2015, 195 quốc gia đã thông qua Hiệp định Paris hướng tới giảm phát khí thải nhà kính nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ đến 1,5oC trên ngưỡng mức tiền công nghiệp. Đáp ứng các yêu cầu COP21 đề ra, năng lực về giám sát, đánh giá và báo cáo phát thải khí nhà kính từ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và các ngành sử dụng đất khác là điều rất cần thiết.
Việc ứng dụng Công nghệ viễn thám, các cách tiếp cận dựa trên mặt đất và thực nghiệm có tiềm năng đáng kể đối với lượng hóa khí thải, giải quyết sự nhầm lẫn tồn tại giữa các nhà nghiên cứu và nhà chuyên môn về sự phù hợp của các phương pháp khác nhau bao gồm các nguồn dữ liệu phục vụ lượng hóa và theo dõi sử dụng đất và khí phát thải. Nằm trong khung chương trình hội thảo, các nhà nghiên cứu trẻ có cơ hội tham gia các buổi đào tạo thực hành tập trung vào sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám cho những ứng dụng thay đổi sử dụng đất thông qua sử dụng ảnh vệ tinh SAR, MODIS, Landsat, và Sentinel và các bộ dữ liệu viễn thám khác.
Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo, xin vui lòng tham khảo theo link sau:
http://www.sari.umd.edu/meetings/international-meeting-land-use-and-emissions-southsoutheast-asia
(Theo VNSC)
Quay lại