Hoạt động hội thảo

Hội thảo quốc tế Sử dụng Đất và phát thải ở Nam Á và Đông Nam Á 2016
Tự hào và vui mừng khi lần đầu tiên được chọn làm đơn vị đồng tổ chức, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (TTVTQG) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước như: Viện Nghiên cứu quốc gia về Môi trường (NIES) – Nhật Bản; Tổ chức Quan sát toàn cầu về rừng và lớp phủ (GOFC-GOLD); Đại học Maryland; Tổ chức Hệ thống thay đổi toàn cầu phục vụ phân tích, nghiên cứu và đào tạo (START); Tổ chức Sáng kiến nghiên cứu Nam/Đông Nam Á (SARI); Đại học bang Michigan (MSU); Đại học Bách Khoa TP.HCM; Đại học Quốc gia TP.HCM; và Đại học Công nghệ – ĐHQGHN cùng tổ chức Hội thảo quốc tế về Sử dụng đất và khí thải ở Đông/Đông Nam Á với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng sẵn có, tiềm năng và giới hạn của các nguồn dữ liệu và các phương pháp khác nhau phục vụ lập bản đồ, lượng hóa và giám sát sử dụng đất bao gồm cả các tác động tới môi trường không khí. Hội thảo diễn ra trong 3 ngày từ 17 đến 19/10/2016 tại TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Ứng dụng công nghệ vệ tinh Miền Nam đại diện TTVTQG làm đầu mối tham gia tổ chức hội thảo quốc tế lần này.

Hội thảo “ỨNG DỤNG VIỄN THÁM TRONG GIÁM SÁT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đứng trước tình hình cấp bách về việc ứng phó với biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia phối hợp cùng với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hội thảo về Ứng dụng Viễn thám trong giám sát lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long trong 2 ngày 24-25/10/2016 tại Tp. Cần Thơ. Hội thảo nhằm giới thiệu đến các nhà quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long kết quả nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám radar để theo dõi sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và chuẩn bị mạng lưới sử dụng ảnh vệ tinh LOTUSat của Việt Nam trong thời gian tới.